TẾT HẠ NGUYÊN CỦA NGƯỜI VIỆT

TẾT HẠ NGUYÊN CỦA NGƯỜI VIỆT

 Tết hạ nguyên hay còn có tên là tết mừng lúa mới. Trong dân gian Việt Nam có 3 ngày rằm lớn là rằm tháng Giêng (Tết Thượng nguyên), rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên)rằm tháng 10 (Tết Hạ nguyên).

   Tết Hạ Nguyên là một trong những ngày lễ quan trọng diễn ra vào tháng 10 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, vào dịp này, thần Tam Thanh sẽ xuống trần gian để xem xét mọi việc và bẩm báo lại với Ngọc Hoàng. Vì thế, nhiều gia đình đã “tất bật” chuẩn bị mâm cúng tươm tất nhằm thể hiện sự tôn kính và cầu bình an.

 Ngoài ra, ngày lễ Hạ Nguyên còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là Tết Cơm mới hay lễ Mừng lúa mới, lễ tạ ơn. Tết Cơm mới là lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc vùng cao nước ta. Vào dịp lễ này, người dân sẽ sửa soạn, chuẩn bị để tạ ơn trời đất và cầu mong một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, tránh thiên tai, vận hạn.

 Tết Hạ Nguyên lễ tạ ơn năm nay mình sắp sửa Mâm Lễ CỐM kính dâng Thần Tài Vị tiền.

Tạ Ơn Ngài phù trì cho 1 năm Mưa Thuận Gió Hòa, làm ăn Thuận Buồm Xuôi Gió

MÂM LỄ RẰM THÁNG 10 gồm có:

Gà hấp hương Cốm

Tôm Chiên Cốm

Chả Cốm

Chim hầm Cốm Sen

Salad Cốm

Xôi Cốm Sen

Cốm Xào

Chè Cốm

Cốm Rót đầu mùa

Và Mâm Ngũ Quả Vàng Xanh biểu trưng cho mùa Tết Hạ Nguyên.

Hoa Lễ Cúc Vàng - Bình Loa Kèn xanh cốm

Chúc cả nhà 1 tháng Bình An - May Mắn - Sum Vầy bên gia đình trong tiết Hạ Nguyên

Nguồn: fujihatsu (cân điện tử) - cân điện tử fujihatsu 
(theo opticsandlab, throughtco.com, northwestern.edu, abet.org, etsi.org, cenelec.eu, cen.eu, iso.org và WIkipedia international news

Bài viết liên quan: 
1/ Cách làm củ niễng sào thịt bò và nguồn gốc củ niễng

http://fujihatsu.com/cach-lam-cu-nieng-sao-thit-bo-va-nguon-goc-cua-cu-nieng-1-2-305956.html
2/ Mâm cơm truyền thống người Việt số 12 Chả rươi
http://fujihatsu.com/mam-com-truyen-thong-nguoi-viet-so-12-cha-ruoi-1-2-306144.html

Chia Sẻ :

Đặt lịch hẹn dịch vụ